Mô tả
Trước khi xay xát thì gạo thu từ thóc sẽ được ngâm trong nước nóng hoặc sấy hơi nước, sau đó phơi khô rồi mới tiến hàng xay xát hoặc đánh bóng. Quá trình tạo ra gạo này được gọi là gạo đồ.
Gạo đồ có calo thấp hơn nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với gạo trắng, xem bảng dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Phương pháp đồ gạo có 3 bước chính:
- Ngâm gạo: Gạo thô hay còn gọi là lúa được ngâm trong nước ấm làm tăng độ ẩm cho gạo
- Hấp gạo: Gạo thô được hấp đến khi tinh bột chuyển thành gel.
- Sấy khô: Gạo được sấy khô từ từ. Sau đó mới xay thành hạt gạo.
Màu của gạo sau khi được đồ sẽ thay đổi sang màu vàng nhạt khác với màu trắng của gạo thông thường nhưng sáng hơn màu của gạo lứt. Quá trình thay đổi màu sắc này do các sắc tố di chuyển từ vỏ trấu và cám vào trái tim của hạt gạo.
Gạo đồ cũng là loại gạo khá phổ biến và mang lại nhiều công dụng:
Cải thiện chất lượng của cơm
Các hạt cơm sẽ tách nhau sau khi nấu chín, tránh tình trạng vón cục.
Gạo đồ nấu cơm sẽ lâu ôi thiu hơn so với cơm bình thường do gạo đồ làm bất hoạt các enzym phân huỷ chất béo trong gạo.
Chuyển hợp chất thực vật
Một nghiên cứu 1 tháng ở chuộc mắc bệnh tiểu đường, trong gạo đồ có chứa hợp chất phenolic nhiều hơn 127% và giúp bảo vệ thận của chuột hơn hẳn so với gạo trắng.
Hình thành prebiotic
Hấp là 1 phần của quá trình parboiling, tinh bột sẽ chuyển hoá thành gel, khi nguội các phân tử tinh bột cải tổ và cứng lại. Quá trình nâng cấp này tạo ra tinh bột kháng, chống lại sự tiêu hóa thay vì bị phá vỡ và hấp thụ trong ruột của bạn.
Tinh bột kháng đến ruột già sẽ được lên men bởi các vi khuẩn có lợi. Do đó, tinh bột kháng được gọi là prebiotic. Prebiotic thúc đẩy sức khỏe đường ruột được tốt hơn.
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Nhờ có tinh bộ kháng và hàm lượng protein trong gạo đồ cao nên không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như gạo trắng.
Một nghiên cứu ở người bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy, ăn 195g gạo đồ sau một đêm thì lượng đường trong máu tăng ít hơn 30% so với gạo trắng.
Cách nấu gạo đồ cũng tương tự với cách nấu gạo trắng thông thường,
- Bước 1 Cho gạo vào lòng nồi và vo sơ với nước. Tỉ lệ là 1 gạo – 2 nước.
- Bước 2 Cho lòng nồi vào nồi cơm, cắm điện và nhấn nút Cook. Nấu khoảng 10-15 phút là cơm chín.
- Bước 3 Sau khi cơm chín bạn để yên trong nồi khoảng 10 – 15 phút. Như vậy, cơm sẽ không bị dính hoặc nhão.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.